Tư vấn cách lựa chọn thiết bị cảm ứng chuyển động tự động bật tắt đèn

  Thứ Mon, 31/12/2018  (0)Bình luận

TƯ VẤN LỰA CHỌN THIẾT BỊ CẢM BIẾN CHUYỂN ĐỘNG TỰ ĐỘNG BẬT TẮT ĐÈN

Các ứng dụng thiết bị điện thông minh cho nhà Chung cư

Các ứng dụng thiết bị điện thông minh cho nhà riêng

Các ứng dụng thiết bị điện thông minh cho Trung tâm thương mại

Bạn chuẩn bị đi vào một phòng, một ngôi nhà hoặc khu vực nào đó vào trời tối, bạn sẽ ngần ngại hoặc lần mò đi tìm công tắc để bật điện. Nhưng khi đi vào đó đèn bỗng dưng sáng lên mà bạn chưa kịp làm gì cả. Bạn sẽ ngạc nhiên và quan sát xem có ai đó đã bật điện không? Nhưng không có ai, tại sao đèn lại tự sáng?

Đó là nhờ thiết bị cảm biến phát hiện chuyển động của bạn và tự động bật đèn và sẽ tự động tắt đèn nếu như bạn đi khỏi phòng khách. Và giờ đây, thiết bị cảm biến ngày càng được sử dụng rộng rãi không chỉ có ở khách sạn cao cấp, trung tâm tương mại cao cấp, showroom, căn hộ cao cấp, ... nữa mà còn ở trong các hộ gia đình.

Mục đích của bài viết này nhằm giúp bạn hiểu về nguyên lý hoạt động, vi trí và chú ý khi lựa chọn và lắp đặt các thiết bị cạm ứng sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất.

A CÁC CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN:

Hiện nay, với những mục đích khác nhau, người ta đã nghiên cứu ra nhiều công nghệ cảm ứng, có thể kể tên ra đây một vài công nghệ phổ biến nhất hiện này trong việc phát hiện và bật đèn sáng: Cảm biến vi sóng; Cảm biến hồng ngoại; Cảm biến tia; Cảm biến ánh sáng; Cảm biến chạm; Cảm biến cửa từ; ... 

1. Cảm biến vi sóng:

Nguyên lý hoạt động: Dựa trên hiệu ứng doppler, cảm biến vi sóng phát sóng tần số 5.8 Ghz dưới 12 m nhận tín hiệu khi người chuyển động qua và sẽ phản hồi lại đóng tiếp điểm mạch điện lại cấp nguồn cho đèn sáng. Cảm biến rada vi sóng có khả năng cảm biến xuyên vật cản như tường mỏng, gỗ, kính, ... .

Các loại cảm biến vi sóng:

Gắn nổi tường cảm ứng vi sóng:

Gắn âm tường cảm ứng vi sóng:

Gắn nổi trần cảm ứng vi sóng:

Gắn âm trần cảm ứng vi sóng:

Đui đèn cảm ứng vi sóng:

Đèn ốp trần cảm ứng vi sóng:

Đèn âm trần cảm ứng vi sóng:

Đèn Pha LED cảm ứng vi sóng:

ƯU ĐIỂM

Góc quét rộng hình cầu ,360 độ, không điểm chết.

Khoảng cách cảm ứng trung bình 6-8m

Độ nhạy cao, khả năng phát hiện chuyển động nhỏ, xuyên tường mỏng, nhựa, kính...

Không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, không có điểm mù.

NHƯỢC ĐIỂM

Cảm biến vi sóng có độ nhạy cao không phù hợp lắp ở không gian cần cảm ứng chật hẹp.

2. Cảm biến hồng ngoại:

Nguyên lý hoạt động: Cảm biến hồng ngoại gồm đầu dò PIR và lăng kính fresnel phát hiện chuyển động ngang của con người qua cảm ứng thân nhiệt. Cảm biến hồng ngoại không tự phát ra tia hồng ngoại mà nó nhận tia hồng ngoại phát ra từ thân thể người và vật. PIR phát hiện bất kỳ thay đổi của nhiệt độ khi một đối tượng nào đi qua phạm vi cảm biến. Lăng kính Fresnel giúp bạn phân biệt cảm biến hồng ngoại với cảm biến vi sóng.

Các loại cảm biến hồng ngoại:

Gắn nổi tường cảm ứng hồng ngoại:

Gắn âm tường cảm ứng hồng ngoại:

Gắn nổi trần cảm ứng hồng ngoại:

Gắn âm trần cảm ứng hồng ngoại:

Đui đèn cảm ứng hồng ngoại:

Đèn ốp trần cảm ứng hồng ngoại:

Đèn âm trần cảm ứng hồng ngoại:

Đèn Pha LED cảm ứng hồng ngoại:

ƯU ĐIỂM

Cảm biến hồng ngoại có khả năng phân biệt được giữa chuyển động của người và của đồ vật.

Có thể điều chỉnh được góc cảm ứng theo ý muốn

Có thể sử dụng các vách ngăn để tránh những vùng không cần cảm ứng.
(Ví dụ: giữa hành lang và phòng làm việc được ngăn bởi vách ngăn, nếu lắp cảm biến ở hành lang thì người đi lại trong phòng làm việc sẽ không bị bật đèn).

NHƯỢC ĐIỂM:

Góc quét nhỏ, hình nón, có điểm chết

Khoảng cách cảm ứng trung bình từ 2- 3m

Độ nhạy kém hơn cảm ứng vi sóng không xuyên được vật cản

Phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ cao thường kém nhạy

3. Cảm biến ánh sáng:

- Nguyên lý hoạt động: Quang trở là một loại "vật liệu" điện tử rất hay gặp và được sử dụng trong những mạch cảm biến ánh sáng. Cảm biến ánh sáng sử dụng quang trở có khả năng thay đổi điện trở theo cường độ ánh sáng chiếu vào, tự động bật đèn khi trời tối tắt đèn khi trời sáng.

- Các loại cảm biến ánh sáng:

Lắp tủ điện:

Lắp nổi tưởng, thiết bị:

B VỊ TRÍ LẮP ĐẶT SẼ QUYẾT ĐỊNH BẠN LỰA CHỌN LOẠI CẢM BIẾN NÀO? BẠN SẼ LẮP CẢM BIẾN Ở ĐÂU?

+ Lắp đặt ở hành lang: đối với bệnh viện, khách sạn, công ty, ... nhiều người qua lại nên lựa chọn các cảm biến hồng ngoại gắn trần, cảm biến vi sóng gắn trần. Khi người đi đến đâu đèn sẽ tự bật sáng đến đó. Nếu hành lang lối đi có tường mỏng 2 bên khi người chuyển động bên ngoài hành lang đèn vẫn có thể bật sáng vì cảm biến vi sóng có thể xuyên tường. Do đó khi lắp cảm biến vi sóng cần chú ý nút SENS điều chỉnh khoảng cách phát ra rada nhận chuyển động.

+ Lắp đặt ở phòng khách, phòng chờ, showroom: nên dùng cảm biến hồng ngoại, vi sóng lắp âm trần hoặc nổi tường. Đặc biệt cảm biến hồng ngoại  có đế bi, xoay 360 độ, rất thuận tiện điều chỉnh góc quét. Để đảm bảo thẩm mỹ, có thể lắp cảm biến vi sóng (MRS01) trong đèn ốp vừa làm tăng vẻ đẹp ngôi nhà bạn mà không làm giảm độ nhạy của thiết bị.

+ Lắp đặt ở cầu thang: một loại cảm biến hồng ngoại âm tường thích hợp là. Cảm biến hồng ngoại có thêm công tắc bật tắt bình thường ngoài ra bạn có thể dùng các loại đui đèn cảm ứng.

+ Lắp đặt ở nhà vệ sinh:

Gia đình: nhà vệ sinh nơi ẩm ướt nếu bị rò điện dễ bị giật, nên sử dụng loại đui đèn () với chiều cao lắp đặt: 2m đến 3m hay đèn led cảm biến tự bật tắt thay thế cho loại công tắc thông thường sẽ giải quyết được mối lo đó.

Nhà vệ sinh công cộng có nhiều vách ngăn: nên sử dụng cảm biến vi sóng (độ nhạy cao xuyên tường mỏng, nhựa, ...) đảm bảo đèn không tắt nếu có người qua lại.

+Lắp đặt ở mái hiên, ban công, cổng có mái che: bạn nên sử dụng các loại cảm biến ánh sáng có thể dùng để CHỐNG TRỘM vì đèn ban công, đèn cổng tự động mở khi trời tối và tự tắt sau 12h đêm mặc dù chủ không có ở nhà, điều này khiến cho trộm sợ không dám đột nhập vì nghĩ rằng có người ở trong nhà.

+ Lắp đặt ở ngoài trời:

· Sân vườn: Đèn pha LED cảm ứng vi sóng MH-T-50W, các loại cảm biến ánh sáng chuẩn kín nước, ... . Vì lắp đặt ngoài trời, nên bạn phải chọn loại loại kín nước, đồng thời thời tiết mua hè sẽ nóng, nếu lắp cảm biến hồng ngoại thì sẽ bị giảm khả năng nhận biết hoặc bị nhiễu, do đó bạn nên chọn cảm biến vi sóng để lắp đặt sẽ phù hợp hơn.

· Đèn chiếu sáng công cộng: lắp đặt cảm biến ánh sáng phù hợp nhất, khi trời tối đèn sẽ tự sáng, hẹn giờ tự động tắt mở.

Nếu trong nhà bạn đang có sẵn đui đèn, bạn chỉ cần mua đèn Led cảm ứng hồng ngoại thay thế đèn đui xoáy thông thường chỉ mở đèn khi trời tối và có người xuất hiện, thời gian tự tắt đèn sau 2 phút kể từ khi không có ai trong khu vực cảm ứng.

C CÔNG SUẤT SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Để đảm bảo được sự hoạt động bền bỉ, tin cậy của thiết bị bạn chỉ nên dùng với 70-80% công suất định mức đối với tải thuần trở như bóng đèn sợi đốt.

Đối với các loại động cơ bạn chỉ nên dùng với 40% công suất của tải thuần trở. Vì sao vậy? Vì khi khởi động, dòng khởi động thường lớn từ 5-7 lần.

Đối với các loại tải là dung kháng, bạn chỉ nên dùng với 20-30% công suất của tải thuần trở. Vì khi cấp điện cho những tải này, dòng xung kích rất lớn, gây hồ quang làm cháy tiếp điểm. Đặc biệt đối với những loại đèn kém chất lượng, thường nhà sản xuất hay lược bỏ phần chống sock thì xòng xung kích còn lớn hơn.

Lý do: Gây ra hiện tượng hồ quang trong đóng cắt mạch làm hỏng tiếp điểm của Rơ le

D CHÚ Ý KHI LẮP ĐẶT

+ Cảm biến hồng ngoại không nên hướng vào cửa sổ kính, ra vào vì có sự giao thoa ánh sáng mạnh mẽ (mặt trời chiếu vào) và tránh sự can thiệp môi trường bên ngoài : người, xe di chuyển...

+ Lựa chọn đúng loại cảm biến lắp đặt ngoài trời để đảm bảo độ bền của thiết bị.

+ Không nên hướng mắt sensor ( mắt cảm biến) ra phía cổng sát đường đi vì có sự chuyển động của người đi đường và xe sẽ ra tự bật tắt đèn không theo ý muốn.

+ Không hướng mắt sensor về phía dàn nóng máy lạnh. Vì dàn nóng máy lạnh khi hoạt động thường có nhiệt độ cao, tia bức xạ hồng ngoại của nó phát ra sẽ gây nhiễu cảm biến, khiến nó hoạt động không chính xác.

+ Đối với cảm biến ánh sáng, vị trí lắp đặt phải làm sao không để bất kỳ ánh sáng bóng đèn xung quanh chiếu vào mắt cảm ứng, chỉ tiếp nhận ánh sáng thiên nhiên (tránh gây tình trạng tắt mở liên tục)

E CHÚ Ý CHỈNH CHẾ ĐỘ LUX, SENS, TIME

Nút LUX: Điều chỉnh chế độ nhận biết môi trường sáng hay tối để kích hoạt chế độ cảm biến hoạt động mở. LUX xoay về phía “mặt trời “thì cảm biến sẽ luôn luôn được kích hoạt trạng thái sẵn sàng để nhận chuyển động của con người trong vùng quét để . LUX xoay về phía “mặt trăng “thì cảm biến chỉ được kích hoạt trạng thái sẵn sàng để nhận chuyển động thân nhiệt trong vùng quét để bật đèn khi môi trường thiếu ánh sáng.

Khi thiết bị đã cảm biến bật đèn thì chế độ cảm biến sáng/tối không còn ảnh hưởng đến quá trình cảm biến thân nhiệt chuyển động trong chu kỳ đó.

Nút SENS: Điều chỉnh khoảng cách phát radar để nhận chuyển động ( sử dụng trong cảm biến vi sóng độ nhạy cao )

Nút TIME: Điều chỉnh thời gian tự tắt,trong khoảng thời gian có thể chỉnh tự tắt từ 10 giây đến 12 phút.Thời gian trễ này sẽ được bắt đầu tính lại trong chu kỳ cảm ứng mới.

F MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1.Có thể kết nối bao nhiêu cảm biến 1 mạch và 1 cảm biến có thể lắp đặt được bao nhiêu bóng đèn?

Trả lời: Không giới hạn số lượng cảm biến trong cùng 1 mạch, và 1 cảm biến có thể lắp được nhiều bóng đèn chỉ giới hạn tổng công suất bóng đèn mà cảm biến có thể chịu được. Trong trường hợp muốn sử dụng cả cảm biến và công tắc hạt cơ thì đấu song song ( chú ý cảm biến chỉ bật tắt tự động trong trường hợp công tắc cơ đã tắt)

2. Tại sao khi lá rơi, con vật chó, mèo chạy qua phạm vi cảm biến vi sóng đèn tự bật sáng?

Trả lời: Lá rơi hay con vật chuyển động đều phát ra tần số sóng khi đó bắt gặp tần số sóng của cảm biến vi sóng sẽ nhận tín hiệu phản hồi về lúc này đèn tự bật sáng. Vì vậy cần chú ý khi lắp đặt cũng như điều chỉnh chế độ Sens phù hợp

3.Tại sao mùa hè cảm biến hồng ngoại kém nhạy hơn mùa đông?

Trả lời: Dựa vào nguyên lý của cảm biến hồng ngoại,vào mùa hè nhiệt độ gần bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể phát ra sóng sẽ phân tích kém và lâu hơn so với mùa đông. Vì vậy, cảm biến vi sóng ra đời nhằm khắc phục điểm yếu này của cảm biến hồng ngoại.

Viết bình luận của bạn: