ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM CHO GIẾNG KHOAN

Điều khiển máy bơm nước cho Giếng khoan: Đối với giếng khoan, nguồn nước được cấp gần như liên tục, nhưng vẫn có những giếng nước cạn nước nếu bơm quá lâu. Chúng ta cũng không thể lắp 1 phao điện thông thường xuống giếng để biết nó còn hay hết nước. Vậy giải pháp là gì?

Bơm nước lên bể chứa: Bể chứa có dung tích giới hạn, do đó cần phải lắp phao điện chống tràn cho bể trênđể nhận biết được bể đã đầy hay chưa.

Bơm nước cho hệ thống tưới cây, làm mát: Hệ thống tưới cây sẽ sử dụng phương pháp hẹn giờ tưới cây. Trong trường hợp bạn cần sự chính xác, bạn cũng có thể sử dụng cảm biến độ ẩm, cảm biến mưa, cảm biến nhiệt độ, ... phân tích các chỉ số và đưa ra những lệnh thực thi cho máy bơm, nhưng nó có chi phí cao và nhiều thiết bị sẽ có những rủi ro dễ gặp sự cố.

Cả 2 ứng dụng trên nếu muốn nhận biết được giếng khoan còn nước hay đã hết nước hoặc máy bơm có sự cố gì không, chúng ta có thể sử dụng thêm cảm biến dòng chảy. Bạn cũng có thể áp dụng cách này cho máy bơm thường và máy bơm hỏa tiễn.

TRUY CẬP DANH MỤC ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM CHO GIẾNG KHOAN

 

 

 

ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM CHO BỂ NGẦM

Điều khiển máy bơm nước cho bể ngầm: Bể ngầm chứa nước được cấp từ nguồn nước nhà máy hoặc nước mưa được dồn vào, do đó có những thời điểm bể ngầm sẽ hết nước. Để đảm bảo khi hết nước máy bơm tự tắt thì sử dụng thêm phao chống cạn cho bể ngầm.

Bơm nước lên bể chứa: Kết hợp với phao điện cho bể chứa trên để nhận biết khi bể cạn nước hay đầy nước.

Bơm nước cho hệ thống tưới cây, làm mát: Với hệ thống này thì không thể dùng phao để biết nước bơm đã đủ hay chưa mà chỉ có thể dùng phao để biết bể còn nước hay không. Nên có thể sử dụng giải pháp chống cạn kết hợp với hẹn giờ để biết định lượng cho việc tưới cây hoặc làm mát. Bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm hệ thống thông minh để điều khiển theo đúng ngữ cảnh.

TRUY CẬP DANH MỤC ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM CHO BỂ NGẦM

 

 

ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM NƯỚC HÚT TRỰC TIẾP TỪ NHÀ MÁY NƯỚC

Điều khiển máy bơm nước trực tiếp từ đường ống cấp nước nhà máy nước: Ở một vài thời điểm, nước từ nhà máy sẽ không được cấp nước. Nếu chỉ sử dụng phao chống cạn cho bể chứa trên thì sẽ không đủ, bởi khi bể cạn mà nước nhà máy không có sẽ dẫn đến máy bơm chạy liên tục.

Sử dụng cho bể chứa trên: Có 2 cách: 1 là hẹn giờ, cái này phải biết lịch cố định cấp nước, nhưng trên thực tế sẽ không khả thi. Cách thứ 2 là sử dụng phao điện kết hợp với cảm biến dòng chảy để nhận biết được nước nhà máy có hay không.

TRUY CẬP DANH MỤC ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM TRỰC TIẾP TỪ NHÀ MÁY NƯỚC

 

 

ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM CHO HỆ THỐNG NƯỚC THẢI, TẦNG HẦM

Điều khiển máy bơm nước cho bể nước thải, hầm: Bể này chỉ có nhiệm vụ là tích nước lại và bơm thải ra ngoài, do đó chỉ cần sử dụng chức năng chống cạn cho bể nước mà không cần quan tâm tới nước ra như nào. Một số trường hợp nước dồn lại mà bơm không kịp bơm ra thì chúng ta có thể kết hợp các cách sau:

Kết hợp nhiều máy bơm: Bạn có thể phân chia nhiệm vụ cho từng máy bơm theo lần bật tắt. Nếu bể nước ở mức cao thì có thể cho cả 2 máy bơm hoạt động để kịp hút nước ra ngoài.

Kết hợp báo động ngập lụt: Trường hợp máy bơm không bơm kịp sẽ báo động để người vận hành nhận biết và có biện pháp khắc phục.

TRUY CẬP DANH MỤC ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM CHO BỂ NƯỚC THẢI

 

 

ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM CHO AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều khiển máy bơm nước cho ao cá, nuôi trồng thủy sản: Đối với ao nuôi thủy sản, bạn có thể đấu nối trực tiếp hệ thống cấp nước hoặc sử dụng chuông báo động để bạn vận hành khi nước cạn hoặc tràn.

Lắp chuông điện báo động cho ao cá: Báo động khi nước cạn hoặc nước đầy.

TRUY CẬP DANH MỤC ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM CHO AO CÁ